Khách hàng khốn đốn khi bị công ty địa ốc Kim Phát lừa đảo

Hàng chục khách hàng mua đất nền tại các dự án Gold Hill, Diamond City, Central Point, … thông qua công ty địa ốc Kim Phát nhưng cuối cùng tiền mất tật mang. Đất không về tay khách mà tiền cọc cũng không còn. Một số người đã thành lập từng nhóm, kéo đến công ty để làm việc với đội ngũ lãnh đạo, tuy nhiên tiếp chuyện với họ chỉ là những nhân viên “không có thẩm quyền” giải quyết. Công ty địa ốc Kim Phát lừa đảo tất cả khách hàng thông qua các dạng hợp đồng thỏa thuận có nội dung không đúng với hợp đồng đã ký kết giữa Kim Phát và chủ đầu tư các dự án. Khi đã có hợp đồng thỏa thuận với khách hàng, Kim Phát tiến hành thu tiền mà không giao đất, chiếm đoạt tài khoản của các khách hàng.

công ty địa ốc kim phát lừa đảo

Đôi nét về công ty địa ốc Kim Phát 

Công ty cổ phần địa ốc Kim Phát có trụ sở tại 246 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện pháp luật là ông Nguyễn Công Cường cũng là Giám đốc công ty. Ngành nghề chính của công ty này là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

công ty địa ốc kim phát lừa đảo

Trong thời gian hoạt động, công ty này đã ký kết một số hợp đồng môi giới, chuyển nhượng bất động sản tại các tỉnh Đồng Nai và Long An. Sau khi có hợp đồng Kim Phát tiếp tục môi giới và chào bán lại cho các khách hàng. 

Điều đáng nói là khi giao dịch với khách hàng, thay vì ký hợp đồng mua bán theo đúng quy định pháp luật thì công ty này đã yêu cầu khách hàng ký kết các hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, … Từ giữa năm 2016 đến nay, rất nhiều khách hàng đã ký kết hợp đồng với công ty địa ốc Kim Phát. Tuy nhiên sản phẩm họ nhận về được không phải là đất nền, mà là ròng rã những tháng này lên công ty Kim Phát làm việc, lên tố cáo tại trụ sở công an để đòi quyền lợi cho mình.

Công ty địa ốc Kim Phát lừa đảo khách hàng như thế nào?

công ty địa ốc kim phát lừa đảo

Hàng chục khách hàng đã kéo lên trụ sở công ty cổ phần địa ốc Kim Phát để làm việc với đội ngũ lãnh đạo, đòi quyền lợi sau khi “tiền đi mà đất không ở lại” tuy nhiên mục đích bất thành. Mỗi lần khách hàng đến công ty, chỉ được gặp 1-2 nhân viên hành chính và không có thẩm quyền để trả lời bất cứ câu hỏi nào của khách. Đội ngũ lãnh đạo không ra mặt trực tiếp và cũng không sắp xếp được lịch làm việc với khách hàng.

Kim Phát là đơn vị môi giới tại các dự án Gold Hill, Diamond City, Central Point, Golden City, Eco Sun… Tuy nhiên, công ty đó đã tự nhận mình là chủ đầu tư để chào bán đất nền, tạo niềm tin cho khách hàng. Khi khách hàng đồng ý mua đất, thay vì hợp đồng mua bán theo Pháp luật, công ty này đã yêu cầu khách hàng ký kết các hợp đồng thỏa thuận dân sự nhằm mục đích lách luật, hợp thức hóa số tiền chênh lệch 80-300 triệu đồng/nền. 

Bằng những chiêu trò quảng bá, môi giới và tư vấn tiếp thị, công ty Kim Phát đã vẽ ra rất nhiều “miếng bánh” dành cho khách hàng về các dự án cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi khách hàng tin tưởng ký hợp đồng, Kim Phát lại thay đổi tên dự án, nâng giá bán nền và ký kết các hợp đồng thỏa thuận dân sự chồng chéo.

Điều đáng nói là khi nhận tiền từ khách hàng, công ty Kim Phát không cung cấp hóa đơn mà chỉ ghi phiếu thu cho khách. Đồng thời, khi khách hàng ký kết hợp đồng và chuyển tiền thì công ty này cũng không cung cấp được hồ sơ pháp lý của đất nền cho khách.

Đã có rất nhiều khách hàng liên tục sập vào những cái bẫy ngọt ngào mà công ty này giăng sẵn. Có những người dành dụm tiền cả đời để dưỡng già, trót tin vào những ưu đãi mà công ty này đưa ra để rồi tiền mất tật mang, đất không có mà tiền cũng không lấy về được. Cũng có những gia đình ly tán bởi vì những chiêu trò gian dối, những lời hứa có cánh mà đơn vị này vẽ ra. Tất cả đều mong muốn đòi lại quyền lợi cho mình, lấy lại những gì đã thuộc về họ.

Qua quá trình nhận đơn tố cáo của người dân và xem xét, điều tra, ngày 25/10/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố Công ty cổ phần Địa ốc Kim Phát về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Qua đó, rất hy vọng khách hàng sẽ không mù quáng tin vào những lời hứa hẹn mà các đơn vị kinh doanh bất động sản đưa ra khi chưa có kiểm chứng rõ ràng.

Làm gì để tránh sập bẫy khi giao dịch bất động sản.

Nguyên nhân xảy ra các trường hợp lừa đảo khi giao dịch bất động sản là bởi người dân có tâm lý đầu tư theo đám đông, cùng với việc thiếu kiến thức về giao dịch bất động sản, tính pháp lý của các loại giấy tờ. Để tránh đầu tư nhầm vào những dự án ma, đặt niềm tin vào những công ty lừa đảo thì trước khi ký hợp đồng, khách hàng nên cân nhắc những vấn đề sau. 

  • Phải tìm hiểu rõ tính pháp lý của bất động sản mà mình sắp giao dịch. Nếu không chắc chắn về tính pháp lý của các loại giấy tờ, cần kiểm tra tính chính xác tại các phòng công chứng, văn phòng đăng ký đất đai.
  • Nếu đầu tư vào các dự án trong tương lai, cần tìm hiểu về chủ đầu tư, tính tin cậy của chủ đầu tư cũng như dự án đó.
  • Khi giao dịch mua căn hộ trong dự án, có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng để ký hợp đồng bảo lãnh.
  • Khi giao dịch bất động sản, cần có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng giữa các bên. Thông tin trong hợp đồng phải đầy đủ, chính xác và rõ ràng, các giấy tờ pháp lý trong hợp đồng phải được chứng thực. Đây chính là căn cứ để khách hàng có thể khiếu nại/khởi tố khi bên bán không làm tròn yêu cầu trong bản hợp đồng.

Công ty địa ốc Kim Phát lừa đảo”, “Công ty Việt Hưng Phát lừa đảo”, “Sập bẫy dự án ma”, … là những tiêu đề báo dễ dàng bắt gặp trong những năm gần đây. Rất hy vọng mọi người dân đều có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đặt bút ký vào những bản hợp đồng quan trọng này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *