Những lưu ý về độ dày trần thạch cao khi hoàn thiện nhà

Công đoạn hoàn thiện một ngôi nhà không thể thiếu bước làm trần. Trần nhà với chất liệu tốt không những làm tăng tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà, mà còn có tác dụng bảo vệ không gian cho căn hộ của chúng ta. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trần được áp dụng như ván ép, simili, carton … tuy nhiên bổ biến nhất vẫn là trần thạch cao. Để hoàn thiện trần thạch cao, ngoài việc chọn đơn vị cung cấp uy tín, chọn thợ có tay nghề cao thì việc tính toán độ dày trần thạch cao cho phù hợp với thiết kế là một bước vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến tính an toàn, thẩm mỹ của toàn bộ căn nhà.

Tìm hiểu trần thạch cao là gì?

Trước khi tìm hiểu về kích thước và độ dày trần thạch cao, chúng ta cần biết được bản chất và chức năng của trần thạch cao.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là một loại vật liệu được các kỹ sư xây dựng sử dụng để làm trần cho một tòa nhà/căn hộ nào đó. Nó được cấu tạo từ ba lớp vật liệu chính đó là: Khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao và lớp sơn bả, ngoài ra còn các vật liệu phụ liên quan như keo, chất dính chuyên dụng. Ngày nay trần thạch cao được áp dụng để thay thế các loại trần khác, mang đến một không gian sang trọng, hiện đại cho cả căn nhà.

Cấu tạo của tấm trần thạch cao

Hiện nay có 2 loại tấm trần thạch cao phổ biến trên thị trường đó là loại chống cháy và loại cách âm. Tấm trần thạch cao chống cháy có các lớp vải MAT thủy tinh trộn với bột thạch cao tạo nên đặc tính đặc biệt này, rất hữu ích trong các trường hợp cháy nổ, nhằm kéo dài thời gian để thoát thân.

Tấm trần thạch cao cách âm được cấu tạo bằng các lớp giấy phản âm Glass Matt, cộng thêm lớp bông thủy tinh hoặc các vật liệu cách âm khác, nhằm mục đích triệt tiêu âm thanh, thường được áp dụng trong các quán bar, karaoke, phòng họp …

Tiêu chuẩn độ dày của trần thạch cao.

Tùy thuộc vào mục đích của thiết kế (cách âm hay chống cháy hay chỉ đơn giản là tăng tính thẩm mỹ) thì trần thạch cao sẽ có những kích thước và độ dày phù hợp. Thông thường chúng ta sẽ áp dụng các tiêu chuẩn về độ dày sau đây:

  • Trần thạch cao tiêu chuẩn: Thường có độ dày từ 9 đến 12,7mm
  • Trần thạch cao cách âm hoặc chống cháy: Sử dụng các tấm trần có độ dày lên đến 16mm
  • Trần thạch cao tiêu chuẩn tuy nhiên đảm bảo chịu được lực va đập mạnh có độ dày khoảng 13mm

Ngoài độ dày, thì kích thước của tấm trần thạch cao cũng là một lưu ý khi chọn mua loại vật liệu này. Thông thường các tấm trần thạch cao thường có kích thước từ 1200 đến 1220mm chiều rộng và 2400 đến 2440mm chiều dài. Bạn nên có những tính toán hợp lý để mua đúng và đủ số lượng cho diện tích trần nhà của mình.

Khoảng cách, chiều cao trần thạch cao phù hợp

Mỗi một căn hộ, tòa nhà hay khu văn phòng đều có những thiết kế riêng, bởi vậy khoảng cách và chiều cao của trần thạch cao cũng phải bám sát theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thông thoáng, rộng rãi cho căn nhà thì khoảng cách tối thiểu giữa trần thạch cao và sàn nhà nên đảm bảo từ 2,7 – 3m. Nếu giảm khoảng cách này xuống, căn nhà của bạn sẽ mất đi tính thẩm mỹ đáng kể, cũng làm giảm đi giá trị của trần thạch cao.

Khoảng cách giữa trần nguyên thủy và trần thạch cao cũng nên nằm trong khoảng 15 – 20cm để có đủ không gian giấu các đường dây điện, thuận lợi cho việc sửa chữa những hư hỏng nếu có sau này. Với khoảng cách này, chúng ta cũng có đủ không gian để bố trí các bóng đèn LED trang trí cho căn nhà, giúp không gian trở nên thật sang trọng, hiện đại.

Những lưu ý khi lắp trần thạch cao.

  • Lựa chọn vật liệu tại cửa hàng uy tín: Ngay từ trước khi thi công, bạn cần có sự đầu tư tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, để chọn được nhà cung cấp uy tín, chất lượng tốt nhất.
  • Chọn kiểu trần thích hợp: Khi đã cân nhắc về chất lượng sản phẩm, bạn hãy cân nhắc về các nhu cầu sử dụng của gia đình. Nên chọn loại thông thường hay cách âm, chống cháy, trần chìm hay trần nổi, kiểu cách mẫu mã nào thì phù hợp với tổng thể căn nhà để tăng tính thẩm mỹ cho không gian của gia đình bạn.
  • Chọn vật tư đồng bộ: Một tấm trần không bao giờ có thể mang lại hiệu quả nếu không có những vật liệu đi kèm. Bởi vậy việc chọn vật tư đồng bộ là rất quan trọng trong bước thi công trần thạch cao. Chất lượng đồng đều giúp tổng thể trở nên hoàn hảo, trần đạt hiệu quả tối ưu nhất, bền đẹp theo thời gian.
  • Cân nhắc về kích thước và chi phí: Bạn sẽ không muốn đặt mua dư vật liệu, cũng không muốn thiếu trước hụt sau đúng không nào? Đó chính là lý do khiến bạn phải xác định kích thước, diện tích phù hợp. Bên cạnh đó, chi phí cũng là một điều cần lưu ý, không nên ham rẻ để mang về những vật liệu kém chất lượng, ảnh hưởng đến cả căn nhà.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giải thích được những thắc mắc của các bạn về trần thạch cao cũng như cách lựa chọn kích thước, độ dày trần thạch cao một cách phù hợp nhất. Chúc các bạn có một không gian sống thật tiện nghi, sang trọng và thoải mái.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *