3 khó khăn của nghề môi giới bđs – bạn có biết?

Ngành nghề nào cũng đầy rẫy khó khăn, cũng nhiều chướng ngại vật cho người mới và nghề bất động sản cũng không tránh được điều đó. Nếu đang chân ướt chân ráo thực tập trong nghề này, bạn nên biết ít nhất 3 khó khăn của nghề môi giới bđs này để xác định trước tương lai.

3 khó khăn của nghề môi giới bđs

Liệu bạn đã hiểu rõ về nghề môi giới Bất động sản

Nghề môi giới Bất động sản hiểu đơn giản là làm cầu nối giữa các bên có nhu cầu mua – bán – cho thuê nhà đất. Ngoài ra, người làm môi giới bất động sản cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo hợp đồng giữa 2 bên mua bán được thực thi và không bên nào bị bất lợi, luôn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Các hoạt động chính của ngành này sẽ gồm có: quảng cáo sản phẩm, giới thiệu đến khách hàng, tìm kiếm người bán – người mua, hỗ trợ lập hợp đồng, tư vấn về mặt pháp luật…

Nhiều việc là thế, nhưng những ai đã chấp nhận làm nghề bất động sản thì phải luôn cập nhật kiến thức mới nhất về nghề, biết chạy theo những xu hướng thị trường nóng, chuyển đổi kịp thời với giá nhà đất lên xuống thất thường. Rất vất vả, nên cơ hội đến với nghề rất rộng nhưng số người trụ lại và đam mê lâu dài với nghề không nhiều.

3 khó khăn của nghề môi giới bđs

Phải có mối quan hệ rộng

Một thực tế mà người mới vào nghề luôn phải chấp nhận là đa phần những hợp đồng mua bán bất động sản đầu tiên của họ sẽ tận dụng từ các mối quan hệ quen biết trước đó. Nhà đất là một khối tài sản lớn, vì thế mọi người thường lựa chọn mua từ công ty uy tín hoặc từ người có độ tin cậy cao. Vậy nên, nếu bạn đã có sẵn một list khách hàng tiềm năng trước đó, đủ độ thân thiết để họ tin tưởng bạn thì chúc mừng, bạn sẽ bớt áp lực hơn khi mới vào nghề. Còn nếu không, bạn sẽ phải tìm mọi cách mở rộng mối quan hệ, thậm chí đều phải dùng đến cách mà nhiều người biết nhưng ít hiệu quả, đó là spam tin nhắn và điện thoại. Có những sale bất động sản mới chia sẻ “có những ngày gọi nóng cả máy không có ai đồng ý nghe điện thoại, có những tuần mời mỏi miệng không có đến một khách đồng ý đi xem nhà, có những tháng không phát sinh nổi một hợp đồng mới nào“. Đều là những cảm giác tuyệt vọng, như dội một gáo nước lạnh với những nhiệt huyết trẻ mới vào nghề.

Mở rộng mối quan hệ luôn là điều cần thiết

3 khó khăn của nghề môi giới bđs

2.2. Khối lượng công việc luôn lớn

Nghề bất động sản thu nhập cao, điều này không ai phản đối. Nhưng đa phần thu nhập này không xuất phát từ lương mà từ phần trăm hoa hồng hợp đồng ký được trong tháng. Tức là nếu không ký được hợp đồng thì những chi phí như phí điện thoại, phí xăng xe đi lại hàng tháng – gần như đã bằng tiền lương rồi.

Còn nếu không muốn “uống nước lọc trừ bữa qua ngày”, tư vấn viên bất động sản phải làm việc bằng hết sức lực của mình. Từ việc hàng ngày phải gọi điện cho ít nhất cả trăm khách hàng tiềm năng, gửi hàng trăm email giới thiệu, chạy xe vài chục cây số để đưa khách đi xem nhà… đến việc làm cả tuần không ngày nghỉ, khách rảnh lúc nào là phải có mặt. Gặp khách khó tính thì phải vận dụng hết kỹ năng để giải thích, thuyết phục.

Đấy là còn chưa kể đến sự cạnh tranh trong nghề vô cùng cao. Khách hàng thì ít, đồng nghiệp thì nhiều. Ít có ngành nào mà giữa những người cùng trong một team mà có những mâu thuẫn ngầm nhiều như trong nghề bất động sản, chỉ vì tranh giành hợp đồng mà ra.

2.3. Bắt buộc phải có thật nhiều kỹ năng mềm

Nghề bất động sản thì sử dụng kỹ năng mềm như một cần câu cơm chính. Từ việc giao tiếp với khách ra sao, giới thiệu như thế nào, thuyết phục bằng cách gì, chốt hợp đồng kiểu nào…đều cần học và thực hành rất nhiều. Nghe thì đơn giản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng marketing, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng quản lý thời gian – công việc…đều được học trên ghế nhà trường nhưng để sử dụng nó cho ra trò còn rất nhiều yếu tố khác. 

Kỹ năng thuyết phục cực kỳ cần thiết trong nghề

Vì vậy mới nói rất cần tự học và tự thực hành nhiều lần, mỗi lần thất bại cần xem lại và rút kinh nghiệm, học hỏi thêm từ những người đi trước. Nghề bất động sản thực sự cần phải trau dồi thật kỹ năng cũng như luôn nâng cao tay nghề.

3 khó khăn của nghề môi giới bđs

Những cách khắc phục hiệu quả cho 3 khó khăn của nghề môi giới bđs

Khó khăn là thế, nhưng cũng không phải không có cách khắc phục hiệu quả dành cho 3 khó khăn kể trên. Bạn có thể tham khảo các phương án sau:

  • Tìm người hướng dẫn uy tín: đúng là người hướng dẫn khi mới vào nghề rất quan trọng. Họ sẽ truyền đạt lại cho bạn kiến thức, kỹ năng, một vài mẹo khi săn lùng hợp đồng. Giúp bạn tránh lạc lối khi mới vào nghề
  • Phải luôn tâm niệm không được dừng lại: vì trong nghề cần sự nhanh nhạy này, dừng lại đồng nghĩa với thụt lùi. Có được hợp đồng, đừng vội ăn mừng mà hãy nghĩ cách để có hợp đồng tiếp theo
  • Mối quan hệ vô cùng quan trọng: ngoài việc nâng cao giá trị bản thân, phải để cho người khác biết được thương hiệu của bạn, khi đủ độ tin tưởng, khách hàng sẽ tự tìm đến bạn.
  • Biết nắm bắt tâm lý khách hàng: điều này bạn vừa cần một khóa học mà vừa cần tự cảm nhận. Những bí kíp rỉ tai trong ngành bất động sản gồm có: tự tạo độ khan hiếm cho khu vực mình đang rao bán, tạo độ hot cho vị trí khách hàng tham khảo hoặc tìm kiếm thêm nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng.
  • Làm gì thì làm, chữ Tín hàng đầu: có thể sử dụng một vài chiêu trò nhỏ, một vài chiến thuật riêng nhưng nhất định không cung cấp đến khách hàng những thông tin dối trá. Duy trì lòng tin là thứ tiên quyết quyết định khách hàng có chốt hợp đồng không, có quay lại thêm hay giới thiệu khách khác không.

Vậy là chúng tôi đã cho bạn một cái nhìn khái quát về 3 khó khăn của nghề môi giới bđs. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp để tiếp tục và gắn bó với nghề này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *