Tỷ suất lợi nhuận là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn nhất

Tỷ suất lợi nhuận là một khái niệm phổ biến trong hoạt động tài chính. Đối với những người làm trong ngành tài chính thì cụm từ “ tỷ suất lợi nhuận” đã không còn xa lạ gì. Nó được xem như thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, doanh nghiệp luôn chú ý tính toán tỷ suất lợi nhuận, đồng thời quan tâm đến những yếu tố tác động lên tỷ số này. Tuy nhiên, với những người không làm trong ngành tài chính, tỷ suất lợi nhuận vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Để giúp bạn hiểu hơn về khái niệm tỷ suất lợi nhuận là gì, công thức và vai trò của tỷ suất lợi nhuận thì mời bạn cùng Jenfi Capital cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận (ROS) có tên tiếng Anh là Profit Margin là tỷ số giữa lợi nhuận có mức vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong cùng thời kỳ đó. Từ đó, xác định tình hình sinh lợi thực tế của công ty và biết được lãi ròng của cổ đông trong những doanh nghiệp. Có 2 loại tỷ suất lợi nhuận được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là tỷ suất sinh lợi và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp Công ty hàng không của Việt Nam được Jenfi Capital cấp vốn hoạt động kinh doanh, theo báo cáo kết quả thu được lợi nhuận sau thuế của hàng không việt Nam vào năm 2018 là 2.598 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 17.433 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 18.672 tỷ đồng. Vốn của chủ sở hữu bình quân là (17.433 + 18.672) / 2 = 18.953 tỷ đồng.

ROE = 2.598 / 18.053 = 14.4 %.

Dựa trên các chỉ tiêu cần đánh giá hiệu quả sinh lời mà có nhiều loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau như:

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
  • Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn sở hữu (ROE).
  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng số vốn đầu tư (ROI).
  • Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA).

Trong thực tế, khi chỉ nói “tỷ suất lợi nhuận”, nhiều người thường hiểu đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc chỉ số ROS (return on sale).

Các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Sau đây là các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận bạn nên tham khảo:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị này càng cao thì giá trị tỷ suất lợi nhuận sẽ càng lớn và ngược lại
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong trường hợp tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi, cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận sẽ càng giảm, đồng thời ngược lại.
  • Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu trong 5 tốc độ chu chuyển tư bản càng tăng thì mức tỷ suất thặng dư của tư bản càng lớn đồng thời kéo theo tỷ suất lợi nhuận tăng.
  • Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong trường hợp tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến và không thay đổi, nếu tư bản bất biến càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận sẽ càng nhỏ.

Cách tính tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh chuẩn nhất

Bạn có thể sử dụng theo các công thức tính tỷ suất lợi nhuận như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong một kỳ cố định.

ROS = Lợi nhuận sau thuế / Tổng số doanh thu x 100

Việc nắm được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ giúp bạn biết được hiệu quả kinh doanh hiện tại ra sao. Hơn thế, tỷ số này cũng giúp bạn biết được giá bán sản phẩm, dịch vụ của mình cao hay thấp hơn so với thị trường để có mức điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời nhằm tăng tính hiệu quả và tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vai trò: Nhà đầu tư chủ động trong việc nắm bắt tương đối tình hình kinh doanh và phát triển của một doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp cho chủ doanh nghiệp biết chính xác số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu vào.

Tỷ suất sinh lời

Tỷ số sinh lời được xem là tỉ số giữa tổng mức lợi nhuận có được và tổng vốn đầu tư trong cùng kỳ hạn nhất định (một tháng, một quý, nửa năm,…). Tỷ suất sinh lợi gồm có 2 loại là tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên số vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là chỉ số khá quan trọng, nhất là đối với những công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Chỉ số này phản ánh lợi nhuận thu được so với vốn điều lệ đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh. Để có thể tính được chỉ số này, bạn áp dụng công thức như sau:

ROE = Lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh / Số vốn đã bỏ ra X 100

Tỷ suất sinh lời trên tổng số tài sản (ROA)

ROA là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nhờ đó, thể hiện tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.

ROA = (Lợi nhuận sau thuế : Tổng số tài sản) x 100

Vì thế để tính ROA chúng ta phải tính cả lãi suất khoản vay và thuế thu nhập doanh nghiệp theo 2 cách sau đây:

  • ROA = (EBIT – Lợi nhuận trước lãi suất vay và thuế : tổng tài sản) x 100
  • ROA = {Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x (1 – thuế thu nhập doanh nghiệp)} : tổng tài sản x 100

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì của doanh nghiệp?

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì? Tỷ suất lợi nhuận là khái niệm được sử dụng phổ biến trong mỗi doanh nghiệp. Đây là công cụ để đo lường mức độ sinh lời của công ty, điều chỉnh chiến lược lược kinh doanh hợp lý hơn.

  • Tỷ suất lợi nhuận chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.
  • Tỷ suất lợi nhuận mang đến giá trị dương, nghĩa là công ty có lãi.
  • Tỷ suất lợi nhuận mang đến giá trị âm, nghĩa là công ty hay doanh nghiệp bị lỗ.

Từ đây, bạn có thể đánh giá và nhận định về tỷ lệ lợi nhuận ngày càng lớn nghĩa là lợi nhuận chiếm phần trăm trong tổng dư và có lãi suất cao. Tuy nhiên, việc xem xét tỷ suất lợi nhuận còn tùy thuộc vào nhiều từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

Vai trò của tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận là thông số cực kỳ quan trọng trong báo cáo tài chính của các tổ chức, công ty. Tầm quan trọng của chỉ số lợi nhuận này thể hiện ở những yếu tố sau:

Đánh giá chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận có vai trò quan trọng trong vấn đề đánh giá mức độ sinh lãi của dự án kinh doanh, khả năng sinh lời của chủ đầu tư. Nhờ đó, xem xét lãi suất bao nhiêu trong tổng số tiền thu về ở một giai đoạn kinh doanh và đánh giá mức độ sinh lời, hiệu quả của dự án trong quản lý doanh nghiệp. Hơn hết, tỷ suất lợi nhuận còn là công cụ giúp công ty xác định được hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ.

Cơ sở đưa ra những phương án kinh doanh mới

Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận còn là công cụ hữu hiệu giúp các CEO đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Công cụ sử dụng để xác định trong giai đoạn bất kỳ, thông thường là 1 tháng hay 1 quý để biết được doanh nghiệp đang lãi hay lỗ. Từ đó, tìm ra chính xác các nguyên nhân và giải pháp phù hợp với thực tế.

Tạo chỗ đứng vững chắc để doanh nghiệp hoạt động

Khi áp dụng công thức tính tỷ suất lợi nhuận, bộ phận kế toán sẽ bám sát vào đặc điểm của lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Trong báo cáo tài chính, nếu chỉ số lãi của doanh nghiệp càng cao sẽ khẳng định tiềm lực, vị thế trên thị trường.

Bài viết chi tiết về tỷ suất lợi nhuận là gì trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về chỉ số quan trọng này trong hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng như có được những quyết định đúng đắn trong hoạt động đầu tư của riêng mình.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Jenfi Việt Nam – đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng để được hỗ trợ tốt nhất.

Jenfi – Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng

💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND

🏠 | Không thế chấp tài sản

📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việc

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *