Nặn mụn bị thâm phải làm sao?

Chị em phụ nữ luôn muốn có một làn da mịn màng, không tì vết. Tuy nhiên, mụn thâm cứng đầu không khỏi khiến nhiều người khó chịu và không ngừng tìm nhiều phương pháp để loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Đôi khi vì “ngứa tay” rất nhiều người đã chọn giải pháp nặn những nốt mụn này. Sau thời gian chúng sẽ hình thành những vết thâm mụn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về nặn mụn đúng cách và tránh bị thâm hiệu quả qua bài viết dưới đây.

I. Vì sao không nên nặn mụn?

Khi nặn mụn, tay/dụng cụ tác động mạnh lên bề mặt da, làm phá vỡ hàng rào bảo vệ của da. Nếu nặn sai cách, nhân mụn có thể bị đẩy vào sâu bên trong, dẫn đến tình trạng viêm da và thâm mụn, thậm chí còn để lại sẹo. Ngoài ra, trong quá trình nặn mụn, nếu tay/dụng cụ chưa được vệ sinh sẽ tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn sang các vùng da xung quanh, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn.

Do đó, việc nặn mụn là một giải pháp lấy mụn tức thời nhưng không hiệu quả mà còn để lại hậu quả lâu dài.

II. Nguyên nhân nặn mụn bị thâm

Tình trạng mụn thâm là hiện tượng da xuất hiện những nốt đen, sẫm màu sau khi mụn trứng cá biến mất. Trong quá trình lành lại sau nặn mụn, làn da có thể xuất hiện chứng tăng sắc tố sau viêm (PIH). Lúc này, hắc tố melanin vô tình được sản xuất ra quá mức làm tối màu da dẫn đến thâm mụn.

Một số nguyên nhân làm vết thâm mụn trở nên khó trị:

  • Dùng tay hoặc dụng cụ chưa được vệ sinh kỹ để nặn mụn điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm cho da.
  • Tắc nghẽn lỗ chân lông do không vệ sinh da mặt cũng khiến cho mụn và thâm mụn kéo dài.
  • Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm bảo vệ da trước ánh sáng mặt trời như kem chống nắng. Điều này làm tăng hắc sắc tố, vết thâm mụn càng sẫm màu hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn không đúng cách, không an toàn khiến viêm da kéo dài.
  • Thói quen sinh hoạt không tốt như ăn nhiều đồ cay nóng, thức khuya, chất kích thích…

Nếu bạn vẫn muốn nặn mụn nhưng không muốn bị thâm thì phải làm sao? Cách tốt nhất là đến xử lý tại các bệnh viện có các bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ được đào tạo bài bản để lấy nhân mụn. Đảm bảo mọi thao tác được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chăm sóc làn da đúng cách sau khi lấy mụn đúng cách để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm và để lại vết thâm.

III. Các bước nặn mụn đúng cách

Đôi khi do không có nhiều thời gian hoặc điều kiện chưa cho phép, bạn không thể đến những nơi chuyên nghiệp để lấy nhân mụn. Nếu muốn tự nặn mụn tại nhà, bạn cần phải tuân thủ theo các lưu ý sau:

  • Hãy chờ cho đến khi đầu mụn cứng lại mới lấy ra. Đừng can thiệp khi còn quá sớm.
  • Trước khi lấy nhân mụn, đảm bảo rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, cắt móng tay gọn gàng để đảm bảo không lây vi khuẩn từ tay lên da mặt.
  • Ngoài ra, những dụng cụ dùng để nặn mụn cũng cần được khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Dùng dụng cụ bấm mụn ngay vị trí chân mụn để hỗ trợ nhân mụn dễ dàng thoát ra.
  • Ngay sau khi nặn mụn xong, cần vệ sinh da mặt để làm sạch toàn bộ vi khuẩn còn sót lại trong quá trình nặn.
  • Se khít lỗ chân lông ngay vết mụn bằng cách bôi kem/thuốc trị mụn và tránh tình trạng bị thâm hay tái phát mụn.

IV. Nên làm gì sau khi nặn mụn?

Sau khi nặn mụn, vùng da sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Để ngăn mụn tái đi tái lại nhiều lần bạn cần tuân thủ theo các lưu ý sau:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc làm dịu làn da. Nên sử dụng mặt nạ giúp làn da trở nên dịu nhẹ và giảm nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ.
  • Bạn còn cần sử dụng miếng dán mụn để bảo vệ làn da khỏi tổn thương trước tác động từ môi trường. Ngoài tác dụng ngăn bụi bẩn, vi khuẩn thâm nhập vào vết thương, chúng còn có tác dụng giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa nhiễm trùng sau nặn mụn vì chúng có chứa chất điều trị mụn.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn cách lấy nhân mụn tại nhà đúng cách và hướng dẫn chăm sóc da sau nặn mụn để không hình thành vết thâm khó chịu. Nếu như chưa có kinh nghiệm nặn mụn, tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám cho trường hợp của mình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *