Đặc sản bánh tráng sữa Tiền Giang hay còn gọi bánh phồng sữa

Bánh tráng sữa là thứ đặc sản rất được ưa chuộng không chỉ bởi người dân tỉnh miền Tây mà còn bởi thực khách ở trên khắp mọi miền Tổ Quốc. Hương vị thơm ngon và ngọt béo của loại bánh này chắc chắn sẽ lưu lại dấu ấn khó có thể quên đối với ai dù chỉ một lần thưởng thức. Cùng tìm hiểu thông tin đặc sản bánh tráng sữa Tiền Giang hay còn gọi bánh phồng sữa qua bài viết dưới đây.

Bánh tráng sữa có nhiều calo không?

Bánh tráng sữa hay còn được người dân địa phương gọi là bánh phồng sữa bao nhiêu calo là câu hỏi của rất nhiều người. Nhất là những người có chế độ ăn nghiêm ngặt và đặc biệt quan tâm đến vấn đề cân nặng của mình.

Bánh tráng sữa được làm từ các nguyên liệu chính như nước cốt dừa, đường, bột gạo, bột sắn, nước, mè cùng với một số hương vị riêng để tạo nên sự hấp dẫn và mùi thơm đặc biệt. Với thành phần chính như trên thì cứ một chiếc bánh phồng sữa sẽ có khoảng 75 calo và một túi bánh có khoảng 10 lát mỏng chứa khoảng 750 calo.

Theo như các chuyên gia thì một ngày cơ thể con người cần nạp khoảng 2000 calo để có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động sống. Nếu như nạp nhiều hơn lượng 2000 calo thì sẽ dễ tăng cân, ngược lại nếu nạp ít hơn thì dễ bị đói và dẫn đến giảm cân.

Nếu như bạn ăn liên tiếp 7 đến 8 lát bánh phồng sữa thì tương đương với lượng calo nạp vào của một khẩu phần ăn bữa chính. Vì vậy, với những bạn hiện đang thực hiện chế độ ăn kiêng thì không nên ăn quá nhiều và ăn dồn dập cùng một lúc. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành từng bữa nhỏ, mỗi lần chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lát và giảm lượng calo trong bữa ăn chính xuống để không bị nạp quá lượng calo tiêu chuẩn của mỗi ngày.

Bánh phồng sữa là đặc sản của tỉnh nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh tráng sữa có hương vị thơm ngon khác nhau và mỗi loại bánh đều có nguồn gốc từ những tỉnh khác nhau như Sóc Trăng, Bến Tre nhưng ngon hơn cả phải kể đến vẫn là bánh phồng sữa Tiền Giang. Loại bánh tráng sữa này đã nhận được sự yêu thích của đông đảo người dân trên cả nước.

Một số đặc điểm nổi bật của bánh tráng sữa Tiền Giang nổi tiếng khiến cho ai cũng phải mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức đó là:

  • Nguyên liệu làm bánh hoàn toàn là những nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Hương vị thơm ngon khó cưỡng với nhiều vị khác nhau phù hợp với sở thích của đông đảo người tiêu dùng như là bánh phồng sữa sầu riêng, bánh phồng sữa mè không sầu riêng hay bánh phồng sữa lá dứa.
  • Bánh tráng sữa khi mua về có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần qua công đoạn chế biến. Hoặc nếu muốn bạn cũng có thể nướng trên than củi để dậy mùi thơm. Sự đa dạng về cách thưởng thức giúp người dùng có thể ăn bánh tráng sữa theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách lại có hương vị ngon rất riêng biệt.

  • Bánh tráng sữa thông thường được bảo quản ở nhiệt độ thường, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi ẩm ướt làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cách bảo quản đơn giản này giúp người mua không phải lo sợ vì bánh dễ hư, dễ mốc.

Cách làm bánh tráng sữa tại nhà

Để tự tay làm được những chiếc bánh phồng sữa thơm ngon chuẩn vị tại nhà, bạn sẽ phải thực hiện rất nhiều công đoạn tỉ mỉ và chi tiết khác nhau, chú ý từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến.

Trước tiên, thành phần chính để làm nên những chiếc bánh phồng sữa là khoai mì (hay còn gọi là củ sắn). Nên chọn củ mì thật to, nhiều bột sau đó hấp tơi cho chín rồi loại bỏ đi phần xơ, giữ lại phần tinh bột, rồi cho vào máy xay nhuyễn để bánh được mềm hơn, mịn hơn. Tiếp theo bạn trộn đều phần bột xay nhuyễn với các nguyên liệu khác như đường, bơ, nước cốt dừa và sữa để tạo ra bột dẻo, trắng tinh, mềm mịn.

Tiếp đến là khâu cắt bột, cán bánh, bạn cắt thành những viên bột đều nhau để cán ra những chiếc bánh phồng to đẹp, tròn đều hơn. Công đoạn cán bánh đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo, bột bánh được đặt lên tấm nhựa cứng lán mượt dầu dừa để chống dính, một tay cán bánh còn một tay xoay đều viên bột để tạo thành chiếc bánh phồng sữa tròn đẹp mắt.

Cuối cùng, những chiếc bánh được cán xong sẽ đem đi phơi dưới nắng cho khô. Phơi bánh phồng cũng cần rất nhiều sự đầu tư tâm sức khi phải canh chuẩn thời tiết, không được để bánh phồng ngấm nước mưa và cũng không được để bánh phơi khô quá. Bánh phồng khi được phơi dưới nắng chuẩn sẽ có độ mềm dẻo tự nhiên, có thể ăn trực tiếp hoặc nướng lên ăn.

Kết luận:

Hy vọng những chia sẻ trên đây về đặc sản bánh tráng sữa Tiền Giang hay còn gọi bánh phồng sữa đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn có thể tự tay làm được món bánh này để thưởng thức thật ngon và có những giây phút thật hạnh phúc bên bạn bè, người thân.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *